Du học Hà Lan: Gợi ý lộ trình hiệu quả cho mọi bậc học

Lộ trình du học Hà Lan

Với chất lượng giáo dục bậc cao luôn trong top 10 thế giới, Hà Lan không ngừng thu hút du học sinh, trong đó có nhiều học viên Việt Nam. Theo thống kê mới nhất của Nuffic (tổ chức hoạt động trong lĩnh vực hợp tác giáo dục đại học quốc tế của Hà Lan), năm học 2017 – 2018 có hơn 122.000 sinh viên quốc tế theo học cử nhân và thạc sĩ tại các trường ĐH nghiên cứu và ĐH khoa học ứng dụng ở xứ sở này. Con số này cao hơn 10.000 so với kết quả khảo sát một năm trước đó. Vậy, lộ trình du học Hà Lan như thế nào là tốt nhất cho học sinh, sinh viên Việt Nam?

>>> Xem thêm: Du học Hà Lan: Chọn ĐH Nghiên cứu hay ĐH khoa học ứng dụng?


Du học Hà Lan – lựa chọn đúng đắn cho học vấn & sự nghiệp

Năm 2018, Hà Lan giữ vị trí thứ 6 bảng xếp hạng các quốc gia có hệ thống giáo dục bậc cao tốt nhất thế giới của Universitas 21. Chất lượng giáo dục của ‘xứ sở giày gỗ’ liên tục được củng cố và chứng minh suốt nhiều năm qua, bằng sự đánh giá của các tổ chức độc lập uy tín, nhận định của những chuyên gia và mức độ hài lòng của sinh viên.

Không chỉ có môi trường sống an toàn và bình đẳng, Hà Lan còn tiên phong trong lĩnh vực sáng tạo. Đây là nhân tố thúc đẩy ngành công nghiệp sáng tạo, kỹ thuật công nghệ nói riêng và những ngành nghề khác nói chung ở nước này liên tục đổi mới nâng cao chất lượng.

Hệ thống giáo dục bậc cao của Hà Lan cung cấp chương trình đào tạo đa ngành nghề theo hai hướng nghiên cứu và ứng dụng, đáp ứng nhu cầu học thuật và làm việc của sinh viên trong nước lẫn quốc tế. Với phương pháp tư duy và kỹ năng nghề nghiệp được trang bị trong khóa học, sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH Hà Lan tự tin bước vào thị trường lao động quốc tế. Sinh viên quốc tế còn được phép ở lại tìm việc làm và định cư tại đất nước hạnh phúc này.

Lộ trình du học Hà Lan nào hiệu quả cho Học sinh, sinh viên?

Hiệu quả của một chương trình học phụ thuộc nhiều vào việc có phù hợp, có đáp ứng nhu cầu của bạn hay không. Hà Lan hiện đang cung cấp khoảng 2.100 khóa học khác nhau giảng dạy bằng tiếng Anh. Trong đó:

1/ Lộ trình du học Hà Lan – Chương trình dự bị

Dành cho các bạn muốn theo đuổi chương trình đại học/sau đại học tại Hà Lan nhưng chưa đủ trình độ tiếng Anh. Các trường ĐH Hà Lan không có khóa đào tạo tiếng Anh, chỉ có khóa Dự bị. Các bạn sinh viên không đủ khả năng ngoại ngữ có thể học Dự bị cho tới khi đủ trình độ học chuyên ngành. Cứ thiếu 0.5 điểm IELTS, các bạn sẽ học khóa học Dự bị kéo dài 6 tháng. Thiếu 1.0 điểm IELTS, các bạn sẽ học khóa học 1 năm.

Sự cần thiết của chương trình dự bị:

Trong thời gian học dự bị, ngoài việc trau dồi và nâng cao năng lực tiếng Anh trong môi trường quốc tế, bạn còn có cơ hội khám phá và thích nghi với cuộc sống tại Hà Lan. Bên cạnh đó, bạn sẽ có thời gian tìm hiểu và cân nhắc kỹ hơn về ngành học sẽ theo đuổi sau khi kết thúc khóa dự bị.

Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng đào tạo, Luật Di trú Hà Lan chỉ cho phép Du học sinh quốc tế được lưu trú tại Hà Lan đúng 12 tháng để học dự bị. Sau 12 tháng, HS không đủ điều kiện học ĐH sẽ phải về nước. Bởi vậy, các bạn sẽ cần học khóa học Dự bị thật tốt để hoàn thành đúng thời gian quy định.

rightWay

Chương trình dự bị – Cứu cánh khi chưa đủ tiếng Anh

2/ Lộ trình du học Hà Lan – Chương trình cử nhân

Phần lớn du học sinh đến Hà Lan để theo học các chương trình cử nhân. Thời lượng, khối lượng học tập và định hướng của chương trình cử nhân khác nhau ở ĐH nghiên cứu và ĐH khoa học ứng dụng.

Nằm trong top các quốc gia sáng tạo hàng đầu thế giới, sở hữu những trung tâm logistics quan trọng toàn cầu, có bề dày lịch sử giao thương quốc tế,… Hà Lan có thế mạnh đào tạo các nhóm ngành như:

  • Công nghệ
  • Kỹ thuật
  • Truyền thông
  • Logistics
  • Kinh tế – tài chính
  • Tâm lý
  • Nông nghiệp…

Học phí chương trình cử nhân tại Hà Lan vào khoảng 7.000 – 10.000 Euro/ năm tùy trường và chuyên ngành đào tạo.

3/ Lộ trình du học Hà Lan – Chương trình thạc sĩ

Để nâng cao chuyên môn, mở rộng kiến thức của chuyên ngành theo học ở bậc cử nhân hoặc lĩnh vực đang làm việc, sinh viên có thể đăng ký chương trình thạc sĩ tại Hà Lan. Sở hữu tấm bằng thạc sĩ từ các trường đại học Hà Lan làm tăng lợi thế cạnh tranh của bạn trên thị trường lao động và giúp bạn thành công hơn trong sự nghiệp.

Hệ thống giáo dục bậc cao của Hà Lan gồm 3 loại trường: Đại học nghiên cứu, đại học khoa học ứng dụng và viện giáo dục quốc tế. Cả 3 đơn vị này đều có nhiều chương trình đào tạo và cấp bằng thạc sĩ trong các lĩnh vực thích hợp. Học phí chương trình thạc sĩ vào khoảng 8.000 – 15.000 Euro/ năm.

So sánh đại học nghiên cứu và đại học khoa học ứng dụng:

Đại học nghiên cứu Đại học ứng dụng
Đặc điểm – Định hướng nghiên cứu, tập trung vào cốt lõi vấn đề

– Chú trọng kỹ năng học thuật

– Có chương trình Tiến sĩ

– Định hướng ứng dụng, tập trung tiếp cận thực tế

– Chú trọng kỹ năng giải quyết vấn đề

– Không có chương trình Tiến sĩ

Dự bị tiếng Anh Không có – Thời lượng: 3 tháng – 1 năm

– Yêu cầu:

Tốt nghiệp THPT trở lên

Chưa đủ điểm IELTS/ TOEFL để theo học bậc Cử nhân và Thạc sĩ

Khóa Cử nhân – Thời lượng: 3 năm (180 tín chỉ)

– Yêu cầu:

Học sinh lớp 12 hoặc tốt nghiệp THPT

Điểm IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 80

– Thời lượng: 4 năm (240 tín chỉ)

– Yêu cầu:

Học sinh lớp 12 hoặc tốt nghiệp THPT

Điểm IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 80

Khóa Thạc sĩ – Thời lượng: 1 hoặc 2 năm (60 – 80 tín chỉ)

– Yêu cầu:

Tốt nghiệp đại học

Điểm IELTS 6.5 hoặc TOEFL iBT 90

Kinh nghiệm hoặc GMAT tùy trường

– Thời lượng: 1 hoặc 2 năm (120 tín chỉ)

– Yêu cầu:

Tốt nghiệp đại học

Điểm IELTS 6.5 hoặc TOEFL iBT 90

Kinh nghiệm

Một số lưu ý du học Hà Lan 2019

  • Các Viện Giáo dục Quốc tế không đào tạo khóa Cử nhân và Đại học Khoa học Ứng dụng không đào tạo khóa Tiến sĩ.
  • Một số trường Đại học Nghiên cứu không nhận học sinh Việt Nam, hoặc yêu cầu học sinh Việt Nam bắt buộc học chương trình Dự bị của trường.
  • Thông thường trong hồ sơ xin học, các trường thường sẽ yêu cầu sinh viên phải có CV, Thư giới thiệu bản thân (Motivation Letter) và Thư giới thiệu (Reference Letter)
  • Với một số ngành học đặc biệt (y, nghệ thuật,…), các trường có thể yêu cầu trình độ ngoại ngữ cao hơn hoặc những điều kiện đặc biệt khác.
  • Tỉ lệ nghịch với chất lượng giáo dục đỉnh cao, chi phí học tập và sinh hoạt tại Hà Lan vô cùng dễ chịu. Chi phí tại đây thấp hơn nhiều những quốc gia hàng đầu về giáo dục khác như Anh, Mỹ, Úc…
  • Bên cạnh đó, sinh viên có thành tích học tập xuất sắc còn được chính phủ và các trường đại học Hà Lan hỗ trợ bằng nhiều học bổng như: Holland Scholarship, Orange Tulip Scholarship, Top Talent Scholarship… Mức học bổng trị giá từ 30 – 80% học phí từng năm học và có thể được cấp suốt khóa học.
  • Sinh viên còn được phép làm thêm 16 giờ/ tuần trong năm học và toàn thời gian trong kỳ nghỉ hè để rèn luyện các kỹ năng xã hội và có thêm thu nhập, giảm áp lực tài chính.

Vì sao Hà Lan thu hút nhiều sinh viên Việt Nam?

1/ Môi trường sống tuyệt vời

Được biết đến là xứ sở của hoa tulip và cối xay gió, Hà Lan không chỉ có cảnh quan xinh đẹp mà còn là một trong 20 nền kinh tế lớn trên thế giới. Hà Lan luôn khẳng định vị thế ở nhiều lĩnh vực như giao thương, hàng hải, năng lượng và công nghệ cao.

Sống và học tập tại quốc gia an toàn và hạnh phúc trên trên thế giới : Theo nghiên cứu của Global Peace Index 2016 trên tiêu chuẩn về mức độ cân bằng cuộc sống, thu nhập, nhà ở, giáo dục, sức khỏe, chất lượng môi trường và an toàn cá nhân, Hà Lan là một trong những quốc gia an toàn và nằm trong Top 10 các quốc gia hạnh phúc trên thế giới.

2/ Nền giáo dục chất lượng cao với chi phí hợp lý

Đây là lý do hàng đầu giúp Hà Lan trở thành điểm đến hàng đầu của sinh viên quốc tế. Hơn 2.100 chương trình học tại Hà Lan được dạy bằng tiếng Anh. Thêm đó, 95% người dân Hà Lan có thể giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Anh. Điều này giúp sinh viên thuận tiện trong hoạt động giao tiếp hàng ngày và là cơ hội để rèn luyện kỹ năng tiếng Anh tốt.

3/ Hàng nghìn cơ hội việc làm quốc tế

Xếp 17 trong các nền kinh tế lớn nhất của thế giới, Hà Lan là một trong những nước dẫn đầu các lĩnh vực như giao thương, quản lý nước, nghệ thuật và thiết kế, logistics, hàng hải và năng lượng bền vững. Nhằm duy trì vị thế dẫn đầu trong các lĩnh vực thế mạnh này, Chính phủ Hà Lan luôn khuyến khích các tài năng quốc tế đến để học tập, trao đổi và làm việc tại Hà Lan ngay cả trong quá trình học tập và sau khi tốt nghiệp. Theo thống kê, có đến 25% sinh viên sau khi tốt nghiệp xong ở lại Hà Lan làm việc lâu dài.

4/ Môi trường khởi nghiệp tốt

Hà Lan được xem là quốc gia có môi trường tốt ở châu Âu để khởi nghiệp. Chính sách thu hút nhân tài của Chính phủ đất nước này đã mở ra nhiều cơ hội để sinh viên quốc tế có thể làm việc tại đây. Sinh viên có thể xin gia hạn giấy phép cư trú ngay sau khi tốt nghiệp hoặc quay trở lại để tìm việc tại Hà Lan trong vòng 3 năm sau đó. Tham gia vào mạng lưới cựu du học sinh Hà Lan, các trang thông tin tìm việc cũng giúp tăng cường cơ hội của bạn trong thị trường lao động hấp dẫn.

Vui lòng liên hệ Việt Global để được tư vấn chi tiết về visa và hỏi đáp du học Hà Lan:

– Hotline/Zalo: 0908 558 959 (Zalo)

– Email: hcmc@hcv.edu.vn

Contact Me on Zalo